Thai 25 tuần: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Và Mẹ

Sang đến tuần thai thứ 25, nghĩa là các mẹ đã ở những tuần cuối của tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị bước vào tam cá nguyệt cuối cùng của hành trình mang thai nhiều khó nhọc. Vậy thai 25 tuần thì cả thai nhi và mẹ có sự thay đổi như thế nào? Mời các mẹ cùng đón xem qua những thông tin sau đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi khi thai 25 tuần

Sự phát triển của thai nhi khi thai 25 tuần
Sự phát triển của thai nhi khi thai 25 tuần

Trong tuần này, em bé đã có cân nặng khoảng 680g. Mẹ có thể tưởng tượng con có chiều dài tương đương một bông súp lơ. Và một số đặc điểm thay đổi của em bé có thể kể đến như:

  • Hai bàn tay của bé đã phát triển đầy đủ, thậm chí đã có thể nắm tay lại. Các liên kết thần kinh tiếp tục phát triển. Nhờ vậy, bé đã biết sử dụng hai bàn tay để khám phá xung quanh. Các dấu nếp gấp trong lòng bàn tay và dấu vân tay đã hiện ra.

  • Mỡ đã bắt đầu tích dày hơn khiến da bé mượt mà và trông bé mũm mĩm hơn. Da cũng hồng hào hơn nhờ những mao mạch dưới da.

  • Tóc bé cũng nhanh chóng dày lên ở tuần thai này. Cùng với đó là màu và chất tóc của bé bắt đầu hiện rõ.

  • Các phản xạ của bé cũng đang phát triển, em bé có thể nhảy múa và nô đùa trong bụng mẹ.

  • Các mí mắt của bé vấn đóng kín nhưng đã có thể cảm nhận được sáng – tối nhờ sự phát triển của tế bào que và tế bào nón.

  • Tư thế bé vẫn ở dáng đầu nằm gần ngực mẹ và hai bàn chân đang hướng xuống. Nhưng thai nhi sẽ sớm thay đổi tư thế để chuẩn bị chào đời.

  • Mũi và lỗ mũi của em bé bắt đầu làm việc. Các mao mạch cũng hình thành trong phổi, để thai nhi có thể tập hít thở ngay từ bây giờ. Tuy nhiên, phổi vẫn chưa trưởng thành và không thể oxy hoá máu.

  • Thai nhi cũng bắt đầu phát triển cảm nhận thăng bằng, phân biệt đường nào là bơi lên, bơi xuống ngay trong tử cung của mẹ.

>> Xem thêm: Thông Tin Về Sử Dụng Hạt Óc Chó Cho Mẹ Bầu

Sự thay đổi của mẹ khi thai 25 tuần

Sự thay đổi của mẹ khi thai 25 tuần
Sự thay đổi của mẹ khi thai 25 tuần

Trong tuần thứ 25 của thai kỳ cơ thể của mẹ bầu tiếp tục có những thay đổi như:

  • Dạ con phình to qua rốn, có thể chạm lên đến gần ngực. Mẹ ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu.

  • Huyết áp của mẹ sẽ trở về mức ổn định hơn như trước khi mang thai.

  • Dung tích phổi tăng lên khiến mẹ thở nhanh hoặc hơi khó thở.

  • Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cử động mạnh của thai nhi. Và mẹ sẽ cần chuẩn bị tinh thần cho những cú đá, đạp và nhào lộn trong bụng mẹ.

  • Bụng mẹ trệ xuống cùng với hội chứng chân không yên. Với hội chứng đó, mẹ cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để tránh châm chích khi ngủ hay nghỉ ngơi. Điều này có thể là do sự thay đổi nội tiết, hay thiếu hụt sắt và folate.

  • Sự dao động của hormone, cơ thể tích nước có xu hướng gây phù và sự dao động của đường huyết có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Ví dụ như tê tay hay cảm giác châm chích trong chốc lát. Các triệu chứng này thường ở mức nhẹ.

  • Vòng bụng tăng tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu gây trĩ. Tuy nhiên, chúng thường tự khỏi sau sinh.

>> Xem thêm: Cách Điều Trị Rạn Da Cho Mẹ Bầu Khi Mang Thai Hiệu Quả

Lời khuyên cho mẹ cần làm gì khi thai 25 tuần

Mẹ đã chuẩn bị cho thời gian nghỉ thai sản của mình chưa? Mẹ nên gửi đơn xin nghỉ thai sản muộn nhất là vào tuần 25 để cả Mẹ lẫn các đồng nghiệp có sự chuẩn bị tốt khi Mẹ nghỉ để chăm sóc bé Mẹ nhé!

Dinh dưỡng

Mẹ vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu như các tuần thai trước. Nếu được chia sẻ về các thực phẩm bổ sung có lợi cho bà bầu. Trước tiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào nhé!

Vận động

Trong tuần thứ 25 của thai kỳ, mẹ cần tiếp tục tìm cho mình các phương cách giảm nhẹ các triệu chứng thai kỳ. Một chế độ vận động phù hợp sẽ giúp mẹ giảm đau lưng, vùng chậu và cơ đùi. Mẹ có thể tham khảo các động tác sau:

  • Chống hai bàn tay và qùy gối và hai bàn tay nên để thẳng dưới vai.. Khoảng cách giữa 2 đầu gối là 25cm.

  • Từ từ đẩy lưng ra phía sau, cúi đầu hướng nhẹ đến hai đầu gối, và mông hướng đến hai bàn chân. Hai cánh tay duỗi thẳng, thoải mái, không gồng.

  • Giữ tư thế trong 5 – 10 giây rồi từ từ trả về tư thế quỳ gối ban đầu.

  • Lặp lại các động tác trên vài lần mỗi ngày.

Kết luận

Như vậy, những thông tin về thai 25 tuần đã được chia sẻ đến bạn đọc. Nếu các mẹ có bất kì điều gì thắc mắc hay các vấn đề cần chia sẻ giải đáp. Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *