Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan và chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc tiêm phòng đã được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ sơ sinh hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng Covid cho đối tượng này. Vì vậy, những mối lo về việc trẻ bị nhiễm bệnh được rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Vậy sữa mẹ có kháng thể chống covid không? Cụ thể như thế nào, mời bạn đọc cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Nghiên cứu từ Hoa Kỳ về sữa mẹ có kháng thể chống Covid
Sữa mẹ từ lâu đã được biết đến là có chứa nhiều kháng thể giúp trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai được tiêm phòng cúm và ho gà. Những trường hợp này có xuất hiện kháng thể trong sữa mẹ sau sinh. Do vậy, vấn đề đặt ra rằng điều này có đúng với những bà mẹ đã được tiêm phòng Covid-19 hay không.
Và theo kết quả nghiên cứu ban đầu, vaccine Covid-19 tạo ra phản ứng miễn dịch với protein đột biến SARS-CoV-2.
Sữa mẹ chứa kháng thể IgA và IgG

Theo nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, nhiễm trùng tự nhiên cũng có thể tạo ra các kháng thể ở phụ nữ cho con bú. Lượng kháng thể này vẫn tồn tại trong sữa mẹ đến 10 tháng. Kết quả cho thấy các kháng thể trong sữa mẹ – Immunoglobulin A (IgA) và kháng thể Immunoglobulin G (IgG) có trong máu và dịch ngoại bào. Các kháng thể IgA không chỉ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh. Nó còn có xu hướng bảo vệ những người bệnh COVID-19 nặng.
Hệ miễn dịch của cơ thể có 5 loại kháng thể bao gồm IgG, IgA, IgM, IgE và IgD. Trong đó, IgG là loại chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 75% trong máu và dịch ngoại bào. Đây cũng là kháng thể duy nhất có thể đi xuyên qua nhau thai. Nhờ đó, cung cấp cho trẻ sơ sinh một hệ miễn dịch trước khi hình thành hệ miễn dịch riêng của mình. IgG cùng với IgA tiết ra trong sữa mẹ.
Nghiên cứu này cho thấy, IgA và IgG tiết ra trong sữa rất mạnh vào tuần thứ 6 sau khi tiêm vaccine. IgA tiết ra ngay sau 2 tuần, IgG tiết ra và đạt đỉnh sau 4 tuần (1 tuần sau khi tiêm mũi 2).
>> Xem thêm: So Sánh Sữa Mẹ Hay Sữa Bột Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh Hơn
Nghiên cứu về sữa mẹ có kháng thể chống Covid của Rebecca Powell
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra kháng thể chống lại SARS-CoV-2 có trong sữa mẹ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu chúng có thể vô hiệu hóa virus hay không. Hay sữa mẹ tiếp tục sản xuất kháng thể trong bao lâu sau khi gặp virus SARS-CoV-2.
Để điều tra, tiến sĩ Rebecca Powell và đồng nghiệp đã lấy mẫu sữa mẹ của 75 phụ nữ đã khỏi bệnh sau COVID-19. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng 88% có chứa IgA. Hầu hết các trường hợp, chúng có khả năng vô hiệu hóa SARS-CoV-2, ngăn chặn sự lây nhiễm.
Các đánh giá cho thấy các bà mẹ nếu tiếp tục cho con bú, sữa mẹ vẫn cung cấp kháng thể cho bé ngừa Covid-19. Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu việc chuyển các kháng thể đặc hiệu với virus corona vào sữa mẹ ở 50 phụ nữ sau khi tiêm vaccine Pfizer, Moderna hay Johnson & Johnson. 100% phụ nữ được tiêm vaccine Moderna và 87% với Pfizer có kháng thể IgG đặc hiệu với virus corona trong sữa của họ. Trong đó, có 71% và 51% tương ứng có kháng thể IgA.
>> Xem thêm: Ăn Gì Để Sữa Mẹ Về Nhiều Sau Khi Sinh?
Nghiên cứu tại Tây Ban Nha về sữa mẹ có kháng thể chống Covid

Nghiên cứu được thực hiện với 98 phụ nữ Tây Ban Nha chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2 và đang cho con bú. Và tại thời điểm họ đã được tiêm vaccine mRNA COVID-19. So sánh với nhóm 24 phụ nữ đang cho con bú mà không được tiêm vaccine. 14 ngày sau liều thứ 2, họ phân tích mẫu máu và sữa, tìm kiếm IgA, IgG và IgM chống lại SARS-CoV-2.
Tất cả phụ nữ được tiêm chủng đều có IgG trong máu. Và có nồng độ trung bình khoảng 3.380 đơn vị kháng thể liên kết (BAU)/ml. Khoảng 89% mẫu sữa có IgA protein tăng đột biến kháng SARS-CoV-2. Nồng độ 2 kháng thể IgG và IgA cao hơn ở những bà mẹ cho con bú sau 23 tháng so với những bà mẹ cho con bú ít hơn.
Kết luận
Như vậy, sữa mẹ chứa những kháng thể giúp bé chống Covid. Vì vậy, các mẹ nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ càng lâu càng tốt để sức khỏe bé ổn định không chỉ trong mùa dịch mà cả suốt những giai đoạn phát triển sau này. Nếu các mẹ có bất kì điều gì thắc mắc hay các vấn đề cần chia sẻ giải đáp. Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!