Phương Pháp Dạy Trẻ Lớp 2 Tự Giác Học

Nếu lớp 1 là thời điểm chuyển giao dễ làm trẻ và phụ huynh bỡ ngỡ. Thì chương trình học lớp 2 lại càng khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, chán nản. Vì kiến thức được mở rộng, chương trình học nặng hơn. Tuy nhiên, nếu biết phương pháp dạy trẻ lớp 2 tự giác học đúng chuẩn sẽ giúp bé tiếp thu kiến thức nhanh hơn và bố mẹ cũng đỡ “căng não” nhiều. Hãy cùng Bé Khỏe tìm hiểu nhé!

Đặc điểm tâm lý của trẻ lớp 2

Đặc điểm tâm lý của trẻ lớp 2 mà bố mẹ chưa biết
Đặc điểm tâm lý của trẻ lớp 2 mà bố mẹ chưa biết

Ở độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi là lúc con bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển và hoàn thiện dần chính kiến của bản thân. Ở độ tuổi này, ba mẹ có thể thấy rõ ràng sự trưởng thành của con qua cách con cảm nhận và bày tỏ ý kiến về thế giới quan.

Ở khoảng 7 tuổi là độ tuổi được đánh giá là mốc chuyển mình rõ rệt nhất trong tâm lý trẻ. Trẻ có thể trầm lặng hơn, thay vì nói và hỏi nhiều, trẻ sẽ học cách suy nghĩ trước khi hỏi. Trẻ có ý thức và biết thể hiện tình cảm nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng có những trẻ học thói xấu của bạn bè và áp dụng vào đời sống.

Điều đặc biệt nhất ở độ tuổi này là sự phát triển cá tính độc lập của trẻ. Bé có thể thích khám phá và thể hiện bản thân bằng những hành động hoặc lời nói đôi khi chưa đúng mực.

Để khắc phục những điều sai lệch cũng như phát huy điểm mạnh của con. Ba mẹ cần có những kỹ năng và nguyên tắc, phương pháp dạy trẻ lớp 2 của riêng mình.

>> Xem Thêm: Mách Mẹ Cách Dạy Trẻ Lớp 2 Học Đơn Giản Và Không Áp Lực

4 nguyên tắc trong phương pháp dạy trẻ lớp 2 học tự giác

1. Cho con biết mục đích và mục tiêu của việc học tốt – Phương pháp dạy trẻ lớp 2 học

Phương pháp dạy trẻ lớp 2 học là phụ huynh cần cho bé hiểu mục đích của việc học
Phương pháp dạy trẻ lớp 2 học là phụ huynh cần cho bé hiểu mục đích của việc học

Rất nhiều trẻ  hiện nay cắm đầu vào học nhưng không hề biết mục đích của việc học là gì. Chính điều đó đã làm bé chán nản việc học của mình. Lúc này cha mẹ cần liệt kê rõ ràng những tác dụng của việc học tốt là gì, sẽ được những gì cho con nghe.

Xác định ước mơ của con, giúp con có mục tiêu phấn đầu từ nhỏ. Tự giác cho việc học của mình, hiểu được ý nghĩ việc học giúp cho bản thân.

2. Tôn trọng sự cố gắng của con

Sau khi bé tự giác cố gắng học tập bạn cần có thái độ tôn trọng những gì con đạt được. Dù kết quả có tốt hay không, bạn cần động viên và đồng hành cùng bé. Giúp bé tìm ra khó khăn vướng mắc để học tốt hơn. Tuyệt đối không la mắng, phụ nhận công sức của bé.

>> Xem thêm: Phương Pháp Giúp Người Nhật Dạy Con Tự Lập Siêu Hiệu Quả

3. Không so sánh với “con nhà người ta” – Phương pháp dạy trẻ lớp 2

Trẻ con rất dễ chán nản và có tâm lý sợ hãi bố mẹ thất vọng. Vì vậy, bạn đừng khiến trẻ tự ti bằng cách so sánh trẻ với một đứa trẻ khác, sẽ làm hạn chế trẻ phát triển. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ và thấu hiểu tâm lý trẻ. Đưa ra phương pháp đúng giáo dục đúng đắn.

Không nên kheo mẽ trẻ nhỏ đi khắp nơi, điều đó sẽ khiến trẻ sinh ra tính tự kiêu. Mất đi tính khiêm tốn của bản thân, tự hạ thấp những người bạn xung quanh. Thay vì đó hãy cho con tập thần tượng 1 tấm gương nào đó để con noi theo.

4. Luôn theo sát mọi bước tiến của con

Cha mẹ luôn theo bước con học tập
Cha mẹ luôn theo bước con học tập

Sự bận rộn của xã hội đã là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên giảm sút tình cảm gai đình. Vì bận rộn mà ba mẹ đã quên đi thời gian chăm sóc con. Bỏ mặc cho những cô giáo, thầy giáo hay người giúp việc trông nom hộ. Có những trẻ em vì thiếu đi tình cảm gia đình, sự dạy bảo của bố mẹ mà trở nên khép kín bản thân.

Vì vậy, trong phương pháp dạy trẻ lớp 2. Muốn khuyên những bậc phụ huynh cần đảm bảo luôn “bên” con, hoặc giành thời gian cố định cho con. Để con cảm thấy không tủi thân, lạc lõng một mình. Vì nếu con cảm thấy chán nản sẽ không còn cảm xúc để học tập, hay tự giác học bài nữa. Bố mẹ hãy cùng con chia sẻ những căng thẳng trên trường, học tập cũng như phát triển tâm lý, kỹ năng cho con.

Kết luận

Trên đây là 4 nguyên tắc vàng trong phương pháp dạy trẻ lớp 2 tự giác học tập tại nhà. Mong rằng có thể sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh tham khảo thêm những kiến thức khi dạy trẻ. .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *